phuchoi

Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường THPT Lê Hồng Phong - tỉnh Quảng Nam!

Kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT Lê Hồng Phong giai đoạn 2010-2015. Tầm nhìn 2020.

Bản tin trường - Bài viết - Từ Internet

             Trường THPT Lê Hồng Phong xin giới thiệu đến bạn đọc, cha mẹ, học sinh của trường bản " Kế hoạch chiến lược phát triển trường giai đoạn 2010-2015.Tầm nhìn 2020" đã được phê duyệt tháng 6/2010, để bạn đọc hình dung sự vươn lên của trường.

Hình dự lễ bế giảng

   SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM                                                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG                                                                    Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

  Số: 31 /KH- LHP.                                                                                                     Duy Xuyên, ngày 30 tháng 3 năm 2010

 

                                                        KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPTLÊ HỒNG PHONG

                                                                             GIAI ĐOẠN 2010- 2015 .TẦM NHÌN 2020.

          Trường THPT Lê Hồng Phong được thành lập năm 1983 nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em vùng Tây Duy Xuyên, vùng khó khăn về kinh tế, là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến. Trải qua thời gian,trường thay đổi loại hình: từ PTTH, đến năm 1986 thành PT Trung học VHVL, năm 1990 sáp nhập với trường THCS Hoàng Diệu thành trường cấp 2-3 Duy Xuyên. Từ năm 1998 đến nay, mang tên trường THPT Lê Hồng Phong. Trải qua 27 năm thành lập, vinh dự ở trên mảnh đất có di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một vùng đất có truyền thống hiếu học.Trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước phát triển, trưởng thành về mọi mặt, tạo niềm tin cho học sinh, nhân dân các xã Khu Tây nói riêng và cả huyện Duy Xuyên nói chung. Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2010- 2015 nhằm xác định rõ: mục tiêu chiến lược, các giải pháp cơ bản trong quá trình thực hiện nhằm giúp nhà trường phát triển theo mục tiêu đã đề ra, là cơ sở cho Thầy, Trò của nhà trường phấn đấu trong giai đoạn 2010-2015 phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục tỉnh nhà và cả nước.

I. Tình hình nhà trường: ( Tính từ 01/01/2010).

 1. Về đội ngũ, học sinh, cơ sở vật chất, hướng phát triển:

   • Cán bộ ,viên chức, nhân viên: 71 trong đó: - 63 giáo viên, 8 nhân viên. - Trình độ chuyên môn : 62 giáo viên đạt chuẩn, 01 chưa đạt, 3 trình độ thạc sĩ. • Về học sinh: 1560, phân thành 30 lớp, điểm xét tuyển vào lớp 10: 25 điểm.

  • Về cơ sở vật chất: có 12 phòng học kiên cố, 6 phòng tạm và 3 phòng thí nghiệm, khu làm việc có phòng hội đồng, phòng Hiệu trưởng, phòng PHT, chưa có thư viện, phòng nghe nhìn, phòng tập thể dục, giáo dục thể chất, phòng truyền thống, riêng phòng thí nghiệm trang bị còn thô sơ, tường rào, cổng ngỏ còn tạm bợ.

  • Hướng phát triển: - Năm học 2008-2009 trường đạt danh hiệu : tập thể lao động xuất sắc, 92.1% tốt nghiệp THPT, 28 % đỗ Đại học, 35% đỗ Cao đẳng. - Năm học 2009-2010 : + Học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 4 giải đồng đội ( 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba), 7 học sinh đạt giải học sinh giỏi 12 trong đó: 1 giải Ba , 6 giải Khuyến khích. Trong hội thi Việt dã báo Quảng Nam trường đạt Huy chương Vàng cá nhân nữ. So với các năm qua, tỉ lệ khá giỏi tăng, yếu kém giảm, trường lần đầu tiên có học sinh dự thi học sinh giỏi cấp Quốc gia.

2. Điểm mạnh:

     Đội ngũ quản lý, nhà giáo đủ, trẻ, nhiệt tình, có nhu cầu phát triển, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có tâm huyết với sự phát triển của nhà trường. - Trường trên đà phát triển và là nhu cầu của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. - Cơ sở vật chất đang được đầu tư đồng bộ,đủ đáp ứng nhu cầu dạy, học, phụ đạo, bồi dưỡng. - Học sinh giỏi cấp tỉnh, thi đỗ Đại học- Cao đẳng, tốt nghiệp THPT những năm gần đây đang trên đà phát triển, ổn định. - Sự quan tâm của Cấp ủy địa phương, của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục khu Tây nói riêng và cả huyện Duy Xuyên nói chung hết sức thiết thực, cụ thể.

3. Điểm yếu:

  - Về lãnh đạo: Không ổn định qua nhiều năm, từ năm 2007-2008 thiếu đồng bộ trong lãnh đạo nên chưa xây dựng được phương hướng rõ ràng, ý chí phấn đấu ở mức độ trung bình.Trong nội bộ Đảng, cán bộ, nhà giáo có những bất cập nhất định.

  - Về giá trị tinh thần của trường: còn hạn chế trong cha mẹ học sinh, nhân dân, chính quyền địa phương vì chưa có thành tích nào nổi bật nhằm khẳng định vị trí của trường.

  - Chất lượng học sinh còn yếu: chất lượng đại trà còn yếu về văn hóa lẫn hạnh kiểm, học sinh giỏi còn ít chưa tương xứng với tiềm năng, đầu vào lớp 10 dao động từ 25 – 30 điểm nằm trong số 5 trường thấp nhất tỉnh. - Cơ sở vật chất: Còn thiếu, chưa đạt chuẩn, bàn ghế, phòng học vẫn còn tạm bợ. - 50 % giáo viên ở xa, nhà công vụ không đáp ứng được yêu cầu.

4. Thời cơ:

   Bước đầu tạo được sự tín nhiệm của học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân nhờ các thành tích nổi bật trong năm 2009 như: Xây dựng, củng cố, ổn định nề nếp dạy, học, xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu, học sinh giỏi cấp tỉnh, TNPT, đỗ Đại học, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng , nội bộ đoàn kết, nhà giáo có dấu hiệu gương mẫu hơn trong công tác và trong cuộc sống đời thường. - Học sinh có ý thức học tập, nhân dân nhận thức đúng hơn về đầu tư cho giáo dục là hiệu quả nhất nên bước đầu có sự chuyển biến đáng kể.

   - Nằm trên địa bàn huyện Duy Xuyên có trường THPT Sào Nam là trường đã đạt danh hiệu “ Anh hùng”, tạo tấm gương cho thầy trò phấn đấu vươn theo. - Đội ngũ tạm đủ, trẻ, năng lực sư phạm tốt, có ý thức trách nhiệm tinh thần đoàn kết cao, có ý thức vươn lên kịp đồng nghiệp và bạn bè.

5. Thách thức:

    - Sự vươn lên của các cơ sở giáo dục lân cận và nhất là trường THPT Sào Nam ở trong cùng huyện có phong trào thi đua hết sức phát triển làm lu mờ nhà trường.

   - Một thời gian dài phong trào thi đua của trường còn hạn chế, bất cập, tạo ra một đội ngũ có sức ì rất lớn, một số nhỏ có biểu hiện cá nhân chủ nghĩa,công thần, không gương mẫu trong công tác làm mất niềm tin trong nhân dân.

  - Một thời gian dài, chất lượng giáo dục toàn diện còn bất cập, có nơi, có lúc cha mẹ học sinh, học sinh mất niềm tin, những học sinh có điều kiện không đăng kí vào học tại trường, mất đi những hạt nhân tốt, tạo sự hoài nghi sâu vào tiềm thức học sinh.

   - Ứng dụng công nghệ thông tin về dạy, học, tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy, học còn chậm, hiệu quả thấp.

6. Vấn đề ưu tiên:

      a. Giữ vững, nâng cao chất lượng dạy, học, nề nếp dạy học.

      b. Xây dựng cơ sở vật chất đủ, đồng bộ.

     c. Thu hút đội ngũ nhà giáo công tác lâu dài tại trường.

    d. Thu hút 100% học sinh giỏi THCS ở khu Tây đăng ký học ở trường.

    e. Học sinh giỏi cấp tỉnh, đỗ Đại học, đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng cao, có học sinh tốt nghiệp loại Giỏi, học sinh thi Đại học đạt 27 điểm trở lên.

    g. Tạo niềm tin cho học sinh, xây dựng được giá trị tinh thần của nhà trường trong nhân dân địa phương, cha mẹ học sinh

    h. Đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt. i. Nâng cao năng lực sư phạm của nhà giáo. k. Xây dựng phương pháp học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới.

   l. Tạo được nhận thức trong cha mẹ học sinh về hiệu quả của đầu tư cho giáo dục.

II. Tầm nhìn- sứ mệnh- các giá trị:

   1. Tầm nhìn: Là một trong những trường có uy tín, có chất lượng của tỉnh, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục theo Nghị quyết TW 2 khóa VIII : “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài” là môi trường học tập, công tác thân thiện cho trò và thầy.

  2. Sứ mệnh: - Xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện, lấy hiệu quả công tác, dạy, học làm kim chỉ nam.Mỗi thầy cô giáo, học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy, vươn lên kịp đồng nghiệp.

 3. Các giá trị cơ bản của nhà trường:

     - Tính trung thực.

     - Lòng nhân ái.

     - Tinh thần trách nhiệm.

     - Tính đoàn kết.

     - Lòng tự hào về truyền thống.

     - Lòng tự trọng.

    - Nhu cầu phát triển.

    - Tính sáng tạo.

III. Mục tiêu chiến lược 2010- 2015:

    1. Mục tiêu chung:

          Nâng cao năng lực sư phạm của nhà giáo, giáo dục toàn diện của học sinh, xây dựng nhà trường tiên tiến theo kịp các trường phát triển trong huyện, trong tỉnh.

    2. Mục tiêu cụ thể:

        a. Với cơ sở vật chất: - Đủ phòng học, nhà vệ sinh, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập,thư viện, phòng nghe nhìn, phòng vi tính …. đạt yêu cầu chuẩn. - Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp : Cây cảnh, cây bóng mát, công viên nhỏ. - Đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho học sinh về hệ thống chiếu sáng, bàn, ghế, bảng, nước sạch. - Đảm bảo cho nhà giáo có một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi cuối tiết, ở lại trưa, tối, hoặc làm việc khi cần. - Xây dựng nhà công vụ đủ theo yêu cầu tối thiểu của nhà giáo ở xa.

       b. Với đội ngũ: - 100% đạt chuẩn, 70 % đạt khá , giỏi về năng lực sư phạm. - Có 8% trình độ sau Đại học. - Từ 2-3 nhà giáo là cán bộ nòng cốt bộ môn của tỉnh. - 80% nhà giáo ổn định công tác tại trường. - Có nhà giáo được phong tặng Nhà giáo Ưu tú, Thủ tướng tặng Bằng khen, đạt SKKN cấp tỉnh.

      c. Với học sinh:

         - Qui mô trường lớp: dao động với 30 lớp, 1500 học sinh.

         - Chất lượng đào tạo: + 50% học lực Khá, Giỏi, trong đó 10 % Giỏi. + Tỉ lệ Yếu, Kém dưới 15% vào năm 2014. + Đỗ Đại học- Cao đẳng trên 50% trong đó có học sinh đạt 27 điểm từ 2010 – 2014. + Tốt nghiệp THPT : Cao hơn trung bình của tỉnh 5%, có học sinh tốt nghiệp Giỏi, tỉ lệ Khá tăng 5% vào năm 2012. + Học sinh giỏi cấp tỉnh: Tỉ lệ giải đồng đội đạt 50% số đội dự thi.Từ năm 2010- 2015

        - Tỉ lệ giải cá nhân học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 50% số học sinh dự thi trong đó có ít nhất 2 giải cấp quốc gia. + Lưu ban không quá 8%.

        - Chất lượng hạnh kiểm: + 98 % có hạnh kiểm khá tốt, không có học sinh vi phạm pháp luật ở mức truy tố. + Tổ chức thường xuyên các hoạt động xã hội như tham quan, dã ngoại nhằm rèn luyện kỹ năng sống. + Tham gia công tác từ thiện , công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm giáo dục truyền thống,đạo lý của con người Việt Nam.

     d. Với trường: Đạt Chuẩn Quốc gia vào những năm 2015. Thoát khỏi tốp các trường yếu kém, gia nhập tốp các trường mạnh của tỉnh sớm nhất.

IV.Các giải pháp thực hiện:

   Giải pháp chung: - Tuyên truyền trong nhà giáo, quần chúng nhân dân, chính quyền địa phương nhằm tạo được nhận thức và sự đồng thuận trong việc thực hiện kế hoạch . - Xây dựng được sự nhất trí cao của nhà giáo, tạo được lòng quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch. - Xây dựng môi trường làm việc tốt, tạo được không khí thi đua, lòng tự hào vì mái trường, lòng tự trọng của nhà giáo để vượt khó, đồng thuận vươn lên. - Tạo được sự tin tưởng,ủng hộ của cha mẹ học sinh, Đảng và chính quyền các cấp.

    Giải pháp cụ thể:

      - Xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ rõ: mục tiêu chi, số tiền chi, người thực hiện chi, theo hướng công khai, dân chủ tạo niềm tin cho nhà giáo. - Xây dựng Qui chế thi đua, khen thưởng nhằm động viên kịp thời, cụ thể, có tác dụng đối với các nhà giáo điển hình làm gương cho cán bộ, nhà giáo phấn đấu theo. - Xây dựng Qui chế thăm, viếng, hiếu, hỉ, quĩ vì học sinh nghèo nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường, giúp nhau khi khó khăn, không để học sinh vì nghèo mà bỏ học, không chối bỏ học sinh chậm tiến, học sinh hư, thể hiện được lương tâm, trách nhiệm, tính nhân văn của nhà giáo. - Xây dựng qui chế phối hợp, làm việc giữa nhà trường với các đoàn thể, các bộ phận chuyên môn trong nhà trường với nhau nhằm rõ người, rõ việc, sẵn sàng giúp nhau khi cần. - Xây dựng và phát triển đội ngũ vững về chuyên môn nghiệp vụ, tốt về phẩm chất đạo đức tạo được niềm tin trong học sinh và cha mẹ học sinh như phong trào tự học, tự nghiên cứu, giúp nhau khi cần, khi khó, trao đổi chuyên môn với các trường bạn trong khu vực thông qua nhiều hình thức, có biện pháp tạo sự ổn định đội ngũ. - Xây dựng qui chế đãi ngộ nhằm thu hút đội ngũ ngoài địa phương ở lại công tác lâu dài và nhà giáo có năng lực về công tác tại trường trên tinh thân chia sẻ người cũ, người mới. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức và chất lượng học tập của học sinh.Tạo được sự công bằng, công khai, dân chủ kích thích sự tự học , tự nghiên cứu của học sinh thông qua việc kiểm tra đề chung, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động từ thiện, xã hội, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tuyên dương, khen thưởng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện một cách xứng đáng, kịp thời để động viên, tạo động lực … làm gương cho học sinh phấn đấu theo. - Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị: Theo hướng đạt chuẩn như bàn ghế học sinh, nước uống, nhà vệ sinh, thư viện, quang cảnh sư phạm, phòng bộ môn, nghe nhìn… công nghệ thông tin, lập trang thông tin của trường trên mạng giáo dục của tỉnh.

      - Thường xuyên tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém giúp các học sinh học yếu, kém vươn lên góp phần giảm tỉ lệ yếu kém,bỏ học. Không chối bỏ học sinh chậm tiến, học sinh hư - Thành lập, tổ chức hoạt động có hiệu quả tổ nề nếp của nhà trường nhằm duy trì nề nếp, kỷ cương trong học sinh, giảm thiểu mất mát tài sản của học sinh và nhà trường.

V.Xây dựng thương hiệu:

      - Xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia vào những năm 2015. - Thoát khỏi tốp các trường yếu kém của tỉnh trong thời gian ngắn nhất, sớm gia nhập Tốp các trường mạnh của tỉnh.

     - Tạo được uy tín nhất định trong xã hội, nhân dân. - Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo được cha mẹ học sinh và nhân dân thừa nhận thể hiện tinh thần “ Tôn sư trọng đạo”

.    - Tạo được thành tích nhất định để khẳng định vị trí, xây dựng truyền thống nhà trường, lòng tự hào của nhà giáo, học sinh, cựu học sinh....

VI.Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá:

    1.Phụ trách chung: Hiệu trưởng. - Bộ phận tham mưu gồm: các PHT, tổ trưởng chuyên môn, - Bộ phận phối hợp gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

     2.Tổ chức thực hiện: - Kế hoạch được phổ biến rộng rãi trong nhà giáo, các tổ chức của nhà trường, cơ quan chủ quản, - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các cá nhân, tổ chức đã được phân công, đánh giá mức độ hoàn thành, điều chỉnh quá trình phân công khi cần để đáp ứng mục tiêu đề ra. - Các PHT phụ trách trong phần công việc được giao, thường xuyên kiểm tra,đôn đốc, đánh giá, tham mưu, đề xuất để Hiệu trưởng điều chỉnh quá trình thực hiện, bố trí nhân sự cho phù hợp, khen thưởng kịp thời, động viên người tốt việc tốt. - Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ của mình ,tổ chức cho nhà giáo thực hiện, luôn luôn tư duy suy nghĩ, tìm biện pháp tốt nhất, phối hợp với các bộ phận trong trường để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, để xuất các giải pháp bổ sung,cải tiến ,đề nghị biểu dương,khen thưởng kịp thời. -Nhà giáo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cá nhân trên cơ sở kế hoạch của trường và nhiệm vụ được giao,phối hợp với các thành viên trong tổ,trong trường để hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao, đề xuất các biện pháp thực hiện, các cải tiến,bổ sung,khen thưởng…báo cáo kịp thời,chính xác.

                                  -Các tổ chức trong nhà trường luôn luôn chủ động phối hợp với các bộ phận chuyên môn,các thành viên trong nhà trường ,các tổ chức xã hội,để tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo ,bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nhằm thực hiện thành công kế hoạch chiến lược nầy Kế hoạch nầy cũng được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của đội ngũ,của tình hình kinh tế,xã hội sau mỗi năm học và được thông qua ở hội nghị cán bộ,viên chức đầu năm học./.

Nơi nhận:                                                                                                                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

- Sở GD&ĐT (để báo cáo);

- Phòng GDTrH,KT&KĐCL (để báo cáo);

- Huyện ủy, UBND huyện Duy Xuyên(để báo cáo);

- Các PHT, tổ trưởng chuyên môn (để thực hiện);

- Ban ĐDCMHS,CĐ,ĐTN(để phối hợp);

- Lưu.

truonghocketnoi

Video clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Bài chòi Quảng Nam


Liên kết website

Ảnh ngẫu nhiên từ thư viên

Tài nguyên điện tử

tailieuchuyenmon tailieuphucvuhoctap dethikiemtra giaoandientu phanmem tainguyenkhac

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 2
  • Nội dung : 268
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 942998
Hiện có 4 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Địa chỉ: Thôn 3, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng nam. Tel: 05103.731.133.